Đây là một loại sữa đặc biệt có tác dụng tăng sức đề kháng tự nhiên. Sữa non được sản sinh trong 72h đầu ở tuyến vú sau khi sinh con. Nó cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người tiêu dùng thời gian gần đây rất ưa dùng sữa non vì người dùng bắt đầu chú ý nhiều hơn đến khả năng cung cấp dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Có một điều hay đó là ngoài chức năng cung cấp kháng thể tự nhiên thì sữa non còn có một dạng khác dùng có tác dụng làm đẹp, các loại mặt nạ sữa non cô đặc dùng để đắp mặt và chúng còn dùng để tắm trắng, làm trắng da bằng sữa non. Chắc bạn nghe qua dùng sữa non để đắp mặt và tắm trắng rồi nhỉ?. Các loại sữa non cô đặc dùng để ủ kích trắng là sữa non dạng đặc sệt, quánh lại. Sử dụng có thể giúp kích trắng da. Về cách sử dụng sữa non cô đặc và cách làm sữa non tại nhà bạn có thể tham khảo thêm trên internet nhé vì trong giới hạn bài viết này chỉ nhắc đến sữa non có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể cho cơ thể.
Chúng tôi là nhà cung cấp sữa bột giá sỉ trên 3 miền Bắc, Trung, Nam với giá cạnh tranh và liên tục tuyển đại lý trên toàn quốc, để tìm hiểu rõ hơn về cơ hội kinh doanh các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng xem tại đây.
Sữa non có màu gì?
Đây là chất có màu vàng, đặc dính. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cung cấp các kháng thể diệt khuẩn
Nên nếu có xảy ra trường hợp cơ thể nhiễm khuẩn thì đây có thể coi là cứu cánh cho việc chống lại các phần tử ngoại lai có hại. Với một số quan điểm cũ cho rằng sử dụng sữa non gây ra đau bụng và khó tiêu. Tuy nhiên nếu bỏ qua loại dinh dưỡng này sẽ là một điều đáng tiếc. Dựa vào tác dụng to lớn của sữa non mà nó được chọn làm nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao.
Thường thì sữa sẽ có màu trắng. Đó là sữa già. Tuy nhiên với sữa non lại khác, nó có màu vàng. Người ta hay gọi sữa non với cái tên "vàng lỏng". Hiện tượng ra sữa non ở bà bầu là một hiện tượng tự nhiên rất bình thường nhằm mang lại những dưỡng chất quý giá đầu tiên cho bé.
"Sữa non xuất hiện khi nào?"
Chất dinh dưỡng được mệnh danh là vàng lỏng này xuất hiện ở tuyến sữa 72h sau khi sinh con.
Hình ảnh sữa non, sữa đầu
Protein: Hàm lượng protein trong sữa non cao gấp 5 lần sữa thông thường, trong đó chứa nhiều thành phần quan trọng như globulin có khả năng miễn dịch, lactoferrin, yếu tố tăng trưởng, đại thực bào, bạch cầu trung tính và tế bào lympho – có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch ở trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Vitamin: Vitamin có trong sữa non thường là vitamin A, E, B2, B3, K...
Lactose: Hàm lượng Lactose trong sữa non thấp giúp cho trẻ sơ sinh tăng cường khả năng tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, trong sữa non có chứa Clo và Natri với hàm lượng cao. Các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm và một số khoáng chất khác có trong sữa non có hàm lượng trung bình nhiều hơn đáng kể so với sữa thông thường, cụ thể với nguyên tố sắt cao gấp 3-5 lần và đồng cao gấp 6 lần.
Thành phần miễn dịch: Mỗi tế bào trong sữa non có khả năng miễn dịch nhất định.
Immunoglobulin: Trong sữa non chứa 1 lượng lớn globulin có khả năng miễn dịch và chống lại các loại bệnh khác nhau, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa rủi ro nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Tác dụng của sữa non với cơ thể con người vô cùng tốt, các hoạt chất sinh học từ sữa non sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng và hệ miễn dịch rất cao, nhằm hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.
Sữa non là gì? Có nên cho bé uống sữa non
Kháng thể Immunoglobulins IgA, IgD, IgE, IgG và IgM sẽ giúp đề kháng và miễn dịch mạnh mẽ hơn, giúp cơ thể kháng lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Hàm lượng các vitamin và acid amin thiết yếu cao, giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho một cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Giúp đường ruột hệ tiêu hóa tốt hơn, tạo ra môi trường phát triển thuận lợi cho các lợi khuẩn. Trong môi trường này lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ và cân bằng hoàn toàn các yếu tố về sức khỏe tiêu hóa, loại bỏ các độc chất trong đường ruột, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Với các trường hợp thông thường thì tháng thứ 7 trong quá trình thai kỳ thì sữa non sẽ xuất hiện. Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt sẽ xuất hiện bầu 5 tháng, 6 tháng có sữa non, sớm hơn so với bình thường.
Việc xuất hiện sữa sớm có thể không quá nguy hiểm tuy nhiên bạn vẫn nên nhận được tư vấn từ chuyên gia
Nhưng đối với trường hợp không có sữa non khi mang thai thì sao, bạn sẽ xử lý như thế nào?. Hiện tượng không có sữa non có thể gọi là hiện tượng thiếu sữa. Tuy nhiên bạn yên tâm là sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của sữa sau khi sinh.
Trong trường hợp chưa thấy sữa non có thể bạn sẽ cố gắng nặn sữa ra. Tuy nhiên đây là điều tuyệt đối KHÔNG nên làm nó sẽ kích thích đầu ti tăng hàm lượng oxycocin gây hiện tượng co bóp mạnh của tử cung có thể gây ra sinh non. Với những người đã từng đẻ mổ, còn có khả năng xảy ra trường hợp xuất huyết âm đạo.
Như đã nói ở trên là việc vắt sữa non là việc không được khuyến khích tuy nhiên trong một số trường hợp bạn vẫn nên vắt sữa non. Thực hiện việc vắt sữa non trước khi sinh bằng tay nên thực hiện trong trường hợp người mẹ bị mắc đái tháo đường type 1 (còn được gọi là đái tháo đường thai kỳ). Với những bà mẹ bị mắc bệnh này trong quá trình thai kỳ có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh có thể bị hạ đường huyết lúc mới chào đời.
Hoặc mẹ bầu bị mắc bệnh buồng trứng đa năng. bệnh đa xơ cứng bì, hay có tiền sử phẫu thuật vú; hoặc đối với trẻ được chẩn đoán mắc các bệnh như dị tật sứt môi chẻ vòm, dị tật tim mạch hoặc thần kinh trước khi sinh có nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng bú sữa. Người mẹ có thể cân nhắc thực hiện vắt sữa non trước khi sinh và tích trữ cho trẻ bú.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về phương pháp vắt sữa non trước khi sinh có cơ mẫu thấp hay chưa hoàn thiện, do vậy độ an toàn và hiệu quả của phương pháp này vẫn chưa xác định cụ thể rõ ràng. Trường hợp vẫn quyết định sẽ vắt sữa non, thai phụ cần phải nắm được việc khả năng sinh non. Trong trường hợp đã từng sinh non, người mẹ đang trong quá trình điều trị dọa sinh non, khâu eo tử cung, nhau tiền đạo, có sẵn vết mổ cũ, đa thai có thể sẽ xảy ra dễ hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo thay vì cố gắng vắt sữa non khi sinh thì nên tập trung vào việc chăm sóc sạch sẽ đầu ti một cách nhẹ nhàng.
Cách vắt tay dễ học và dễ thuần thục sau một vài lần thực hành và kỹ năng này cũng rất có ích về sau này trong quá trình nuôi con sữa mẹ lâu dài. Sữa vàng đầu tiên ở giai đoạn này được chắt lọc từng chút một như sau:
Vắt tay chỉ 3 đến 5 phút/lần x 3 - 5 lần/ngày
Dùng ống tiêm tiệt trùng để thu từng giọt sữa vàng đầu tiên (tốt nhất là loại 5ml).
Chú ý phải gỡ bỏ kim, chỉ dùng ống tiêm nhựa và thu sữa bằng đầu ống tiêm nhựa. Giữ túi nylon tiệt trùng gốc ban đầu để giữ ống tiêm đã có sữa, có thể giữ kim cùng nắp để làm nắp đậy sau mỗi lần thu sữa, ghi ngày, dán lại trước khi trữ lạnh (dán tạm, nếu chưa đầy).
Thu tiếp sữa vàng đầu tiên vào ống tiêm cho đến khi đầy 1 ống 5 ml (trữ ở ngăn mát không quá 3 ngày)
1 ống tiêm đầy (hoặc sau 3 ngày cho dù chưa đầy) thì niêm kín túi nylon và chuyển sang trữ đông trong 1 hộp kín (ví dụ như hộp Lock & Lock).
Vì sữa vàng đầu tiên khá đặc và dẻo nên chảy chậm và không ra thành tia như sữa già, nên 1, 2 ngày đầu, mẹ chỉ thấy một vài giọt sữa mỗi lần. Từ ngày thứ 3 trở đi, mỗi lần vắt mẹ thu được 0.5ml - 1ml, mẹ có thể thu được 2.5ml - 5ml/ngày là kết quả đã là rất tốt.
Hoặc bạn có thể sử dụng máy vắt sữa bằng tay để vắt sữa non dễ dàng hơn.
Hiện tượng tiết sữa non bất thường có thể gọi bằng hội chứng Galactorrhea (hay còn gọi là hội chứng đa tiết sữa) là tên gọi khác khi tuyến vú tiết sữa một cách không tự nhiên. Nếu bạn mắc hội chứng này khiến cho vú tiết ra một chất lỏng nhìn giống như sữa non kể cả trường hợp bạn không mang thai hoặc đang cho con bú.
Có thể hiểu đơn giản thì đây một hiện tượng bạn bị tác dụng phụ do một số loại thuốc gây ra hoặc một căn bệnh nào đó gây rối loạn chức năng trong cơ thể. Nên nếu bạn gặp hiện tượng tiết sữa non bất thường nên đi kiểm tra y tế xem mình có bị mắc bệnh gì không hoặc kiểm tra lại thời gian gần đây bạn có đang sử dụng loại thuốc nào gây nguy cơ tác dụng phụ theo khuyến cáo của bác sĩ hay không.
Một số nguyên nhân có thể gây ra việc tiết sữa non bất thường như: