Sữa non

Sữa non khi mang thai như thế nào?

Sữa non chứa nhiều thành phần chất quan trọng (đọc thêm sữa non là gì?). Nó cũng được coi là một loại kháng sinh tự nhiên, là thức ăn đầu tiên của sự sống dành riêng cho em bé sắp chào đời. Vì thế, sẽ rất đáng ngại nếu mẹ không hiểu hết về dòng sữa non đặc biệt này.

sữa non khi mang thai như thế nào
Sữa non khi mang thai như thế nào

Mẹ thường ra sữa non vào các tháng cuối của thai kỳ, sữa có thể đến sớm hoặc muộn

Thường thì, mẹ sẽ thấy sữa non khi mang thai ở tháng thứ 7 thai kỳ. Đó hoàn toàn là một hiện tượng bình thường xảy ra trên cơ thể. Lúc này, do các tác động của hormon, cơ thể mẹ vốn đã thay đổi sẽ càng thêm biến đổi. Theo đó, các tĩnh mạch trên vú và quầng vú nổi to và rõ ràng hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để sữa non xuất hiện. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là, ở một số bà mẹ khác, sữa non sẽ không xuất hiện ở khoảng thời gian 3 tháng giữa hay những ngày cuối của 3 tháng đầu thai kỳ.

Ngay cả khi, cơ thể mẹ sản xuất ra sữa non luôn rất đúng thời điểm nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc, quá trình tạo sữa có thể luôn được thuận lợi và dễ dàng. Thực tế, hai hormon quan trọng nhất là estrogen và progesterone, nó sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy hoặc cản trở việc sản sinh ra dòng sữa non đặc biệt này. Nhưng dù thế nào, càng gần đến ngày sinh, sữa non sẽ càng chảy ra rõ rệt hơn. Đây là một điều mà bất cứ bà mẹ nào cũng sẽ nhận thấy.

Đọc thêm: Lợi ích của sữa non

Trong cơ thể người mẹ đang mang thai, nếu nồng độ prolactin lớn hơn sự cộng gộp của estrogen và progesterone, lượng sữa được tiết ra sẽ rất ít. Khi khoảng cách chênh lệch càng lớn, quá trình tạo sữa sẽ càng bị cản trở. Nhưng càng đến ngày gần sinh, cơ thể mẹ sẽ thay đổi nhiều khiến sự kiểm soát của estrogen và progesterone với dòng sữa này càng trở nên khó khăn. Do đó, hầu hết các bà mẹ đều thấy hiện tượng chảy sữa non trên bầu ngực mình, theo cách rất tự nhiên.

Đặc điểm chung khi mẹ mang thai ra sữa non

Nếu mẹ bầu thấy sữa non xuất hiện ở các tháng cuối của thai kỳ, từ tháng thứ 7 trở đi, đó là điều bình thường. Nhưng nếu mẹ bầu ra sữa non quá sớm ở những tháng đầu, các tháng giữa thai kỳ hoặc nếu mẹ ra sữa non có kèm theo các hiện tượng khác như chảy máu, đau bụng, đau thắt, đi kèm với mùi hôi khó chịu,… đó hoàn toàn không phải là một hiện tượng tốt. Nó thậm chí còn được coi là các dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe mẹ và bé. Mẹ cần đi thăm khám bác sỹ chuyên khoa để được hướng dẫn.

Khi mẹ bắt đầu thấy xuất hiện các tình trạng như bầu ngực căng cứng, mạch trên ngực nhìn thấy rõ ràng hơn, có cảm giác ngứa hoặc tức, nhất là, khi đầu vú có lẫn các vệt đốm trắng. Sữa non sẽ sớm xuất hiện. Mẹ có thể thấy sữa non ở ngay giai đoạn thai kỳ, có thể thấy sữa non trong khoảng 48 hoặc 72h sau khi sinh.

Theo đó, do chịu tác động bởi các yếu tố khác nhau, lượng sữa non chảy ra cũng rất khác nhau, màu của sữa cũng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bà mẹ. Nhưng dù thế nào, sữa non cũng là một dòng chảy lỏng có thể trong suốt, có thể trắng đục hoặc vàng nhạt, vàng cam hay vàng.

Trong giai đoạn thai kỳ, việc tiết sữa non là hiện tượng khá bình thường nhưng nó cũng rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng chuyển dạ sắp sinh. Vì thế, mẹ cần phải chú ý. Nếu sữa chỉ chảy ra trên bầu ngực sau khi ngực bị căng, có cảm giác khó chịu, hơi tức, ngứa, và không đi kèm với các dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể. Nó mới khiến mẹ bầu không cần phải lo lắng.

Điều mẹ cần làm nhất khi sữa non xuất hiện là chú ý vệ sinh bầu ngực thật sạch sẽ. Mẹ cũng có thể kích thích dòng chảy, đảm bảo sự lưu thông tuyến sữa bằng cách massage xung quanh. Nhưng nếu muốn, mẹ có thể tỳ cẳng tay và đặt miếng lót vào áo nhằm đảm bảo sữa sẽ bớt chảy.

Quan trọng là, mẹ nên tránh để sữa non ra quá nhiều, tránh nặn sữa non bởi điều này khiến ngực bị kích thích, dễ gây sinh non, dễ bị viêm, nhiễm trùng. Thêm nữa, nếu sữa non được tiết ra quá nhiều trong quá trình mang thai, nó sẽ hạn chế phần nào nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất cho bé.

Thành phần dinh dưỡng của sữa non quan trọng với bé

Thành phần chất, hàm lượng dinh dưỡng của sữa non rất đặc biệt. Vì thế, nó được ví như thực phẩm vàng của giai đoạn sơ sinh. Theo các khảo nghiệm, nghiên cứu, giá trị của sữa non vượt trội hơn gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp và sữa vĩnh viễn trên cơ thể của mẹ. Sữa non ít béo, nhiều kháng sinh tự nhiên an toàn, không gây tác dụng phụ. Sữa đủ đầy dưỡng chất giúp phát triển não bộ cho bé. Do đó, đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời khiến trẻ sơ sinh phát triển mạnh khỏe.

Thực tế cho thấy, ngay trong quá trình mang thai, mẹ bầu đã cần phải xem xét đến việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách, đảm bảo nghỉ ngơi khoa học để hỗ trợ chất lượng của dòng sữa tự nhiên sau này.

VỀ TÁC GIẢ - THẠC SỸ, BÁC SĨ DƯƠNG THÙY NGA

Với hơn 10 năm công tác tại các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu cả nước, bác sĩ Dương Thùy Nga luôn nhận được sự yêu mến và tin tưởng của các bậc phụ huynh có con nhỏ.

Bên cạnh chuyên môn vững và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Thùy Nga còn được các bố mẹ cảm mến vì sự tận tâm, thân thiện, nhẹ nhàng và hết lòng vì các bệnh nhi.

Xem thêm Chuyên môn và Thành tựu của Bác sĩ Dương Thùy Nga

0934661615
Gọi ngay Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Chat Zalo