Sữa bột

Cách cho trẻ bú sữa bột ngoài

Việc bé không chịu bú sữa ngoài là một vấn đề khó giải quyết đối với không ít các mẹ. Nguyên nhân khiến cho phải thực hiện bú sữa ngoài có thể từ vấn đề mẹ ít sữa, mất sữa sớm, trẻ giai đoạn cai sữa hoặc bạn muốn bổ sung thêm dinh dưỡng từ sữa ngoài hoặc muốn thay đổi chế độ ăn và thức ăn của bé. Vậy làm thế nào để bé chịu uống sữa ngoài?

Chúng tôi là nhà cung cấp sữa bột giá sỉ trên 3 miền Bắc, Trung, Nam với giá cạnh tranh và liên tục tuyển đại lý trên toàn quốc, để tìm hiểu rõ hơn về cơ hội kinh doanh các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng xem tại đây.

Mẹ ít sữa, bé không chịu an sữa ngoài Làm thế nào để bé chịu uống sữa ngoài Cách cho trẻ bú sữa ngoài Mấy tháng thì cho trẻ uống thêm sữa ngoài Có nên cho trẻ uống sữa ngoài sớm Làm thế nào để bé chịu uống sữa ngoài Trẻ cai sữa không uống sữa ngoài

Làm thế nào để bé chịu uống sữa ngoài

Nếu như bé của bạn đang ở trong tình trạng này, hãy đọc bài viết dưới đây để có thêm về nguyên nhân và những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề làm thế nào để bé chịu uống sữa ngoài?.

Tuy nhiên trước khi bắt đầu bạn nên tìm hiểu:

Có nên cho trẻ uống sữa ngoài sớm? và mấy tháng thì cho trẻ uống thêm sữa ngoài?

Sữa mẹ được khuyến cáo nên sử dụng cho bé trong ít nhất 1 năm đầu đời vậy nên bạn không nên sử dụng sữa bột ngoài cho trẻ quá sớm và nên sử dụng sau 12 tháng tuổi.

Trường hợp bé bắt đầu sử dụng sữa bột

Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến cho bé không chịu dùng sữa bột ngoài có thể do bé đã quen với việc bú ti mẹ nên khi gặp chế độ ăn mới thì không quen là việc thường thấy.

Nguyên nhân thứ hai có thể là do bé không thích dùng bình bú và ti giả vì chất liệu cũng rất khác so với ti thật.

Ngoài ra, nếu sữa mà mẹ chọn cho bé không hợp khẩu vị cũng có thể dẫn đến nên dẫn đến việc chán và bỏ uống.

Đọc thêm: Cách lựa chọn sữa bột tốt nhất cho bé để có thông tin nhằm lựa chọn được những sản phẩm tốt nhất cho trẻ.

Phương pháp khắc phục

Hãy tập cho bé làm quen với việc sử dụng sữa bột bằng cách sử dụng bình bú và ti giả. Nhưng bạn nên chọn những thời điểm mà bé dễ chấp nhận nhất đấy là khi đói. Nhu cầu sẽ thôi thúc bé sử dụng sữa. Tuy nhiên cần cân nhắc không nên để con bạn quá đói sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho bé.

Mẹ ít sữa, bé không chịu an sữa ngoài Làm thế nào để bé chịu uống sữa ngoài Cách cho trẻ bú sữa ngoài Mấy tháng thì cho trẻ uống thêm sữa ngoài Có nên cho trẻ uống sữa ngoài sớm Làm thế nào để bé chịu uống sữa ngoài Trẻ cai sữa không uống sữa ngoài

Nếu các phương pháp trên không hiệu quả bạn có thể sử dụng phương pháp như sau

Pha với sữa mẹ: Bạn có thể sẽ thắc mắc là: "Sữa mẹ pha chung với sữa bột có được không?". Tôi không khuyến khích bạn lạm dụng cách này. Tuy nhiên trong những trường hợp bạn muốn bé chịu bú sữa ngoài thì có thể sử dụng phương pháp ban đầu sẽ sử dụng một ít để trộn vào sữa mẹ hoặc cháo xay, sau đó tăng dần lượng sữa bột qua mỗi lần sử dụng để bé quen dần.

Việc trộn sữa không được khuyến khích nhưng có thể dùng cách này nếu đúng cách.

Cách trộn sữa bột vào cháo xay

Cho sữa bột vào cháo có được không?  Trộn vào bé ăn được không? Được bạn nhé. Đây là phương pháp cho bé dùng quen sữa ngoài.

Cháo hoặc bột vẫn nấu (pha) như bình thường. Sau đó trộn thêm sữa bột vào khi cháo đã nguội đến nhiệt độ thích hợp để pha sữa (khoảng 40 độ) để không ảnh hưởng đến chất lượng của sữa. sau đó mẹ trộn thêm sữa bột vào trong cháo chứ không phải pha sữa theo công thức rồi mới đổ vào cháo nhé. Sau khi ăn mẹ có thể cho bé uống bổ sung thêm nước.

Nếu nguyên nhân bé không thích núm ti giả thì cân nhắc lựa chọn các loại khác sao cho chất liệu gần giống với ti mẹ nhất. Bạn cũng nên cho núm ti giả vào nước ấm trước khi cho bé bú.

Dùng sữa mẹ thoa lên núm ti giả để bé làm quen.

Trường hợp bé không thích dùng bình, mẹ có thể chuyển sang dùng cốc và muỗng thìa.

Nếu sữa đang dùng không hợp khẩu vị của bé, bạn có thể chuyển sang loại nào có mùi vị hấp dẫn hơn phù hợp với bé. Nên thời gian đầu nên chọn những loại cỡ nhỏ để test.

Trường hợp đang dùng sữa bột thì lại đột nhiên bỏ

Nguyên nhân

Nguyên nhân có thể giống với bên trên đó là thay đổi thói quen dùng sữa. Khi bé đang dùng loại sữa bột này mẹ đột nhiên thay đổi loại khác. 

Ngoài ra không chỉ việc thay đổi đồ ăn thức uống mà còn các trường hợp thay đổi khác như môi trường sống hoặc người thân quen bên cạnh cũng gây ảnh hưởng đến thói quen uống sữa của bé.

Thứ hai là bé dùng trong thời gian dài và đã thấy hương vị hiện tại không còn hấp dẫn nữa. Bạn nên nghiên cứu để cải thiện phần này cho bé.

Một lý do nữa khiến trẻ không chịu bú sữa ngoài là có thể trẻ đang bị ốm, cơ thể suy nhược, mệt mỏi gây nên hiện tượng chán ăn. Bạn nên kiểm tra sức khỏe của bé nếu vì lý do này.

Tuy nhiên, còn một lý do nữa đó là nếu bạn lo lắng bé đói bụng hoặc lo lắng con mình thiếu dinh dưỡng mà cố ép bé uống quá nhiều sẽ gây nên tình trạng ngang dạ và tất nhiên bé sẽ không còn nhu cầu nữa.

Phương pháp khắc phục

Nếu bạn có ý định thay đổi sữa bột cho bé nên thay đổi từ từ, tránh việc quá đột ngột hệ tiêu hóa sẽ không thích ứng kịp.

Trường hợp bé chán sữa đang dùng thì có thể giảm lượng dùng và thay thế bằng các loại thức ăn khác chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá, ghẹ...Với các bé 1 tuổi trở lên bạn có thể cho bé dùng thêm sữa tươi và các sản phẩm, chế phẩm tuyến động vật khác.

Bạn cũng nên linh động điều chỉnh lượng sữa mà bé sẽ dung nạp vào cơ thể tránh việc thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.

Bạn có thể tham khảo lượng sữa dưới đây

Chú ý: 1 muỗng sữa bột bao nhiêu gam?. Đối với các muỗng sữa của Elife gạt ngang chứa 8.5 gram.

Căn cứ vào lượng sữa từ mỗi muỗng, bạn sẽ tính toán dựa vào công thức dưới đây

Lượng sữa dùng cho bé theo lứa tuổi - Có nên cho trẻ uống sữa ngoài sớm Mẹ ít sữa, bé không chịu an sữa ngoài Làm thế nào để bé chịu uống sữa ngoài Cách cho trẻ bú sữa ngoài Mấy tháng thì cho trẻ uống thêm sữa ngoài Có nên cho trẻ uống sữa ngoài sớm Làm thế nào để bé chịu uống sữa ngoài Trẻ cai sữa không uống sữa ngoài

Một số thủ thuật nhỏ để giải quyết vấn đề cho trẻ bú sữa ngoài

Giữ sự gần gũi giữa mẹ và bé

Bạn nên duy trì sự gần gũi khi cho bé bú bình, đừng tạo khoảng cách quá xa giữa hai mẹ con và thường xuyên giao tiếp với bé bằng cảm giác và ngôn từ gần gũi, thân mật mà bạn thường hay dành cho bé.

Nếu trẻ khóc, bạn nên dỗ dành để bé nín rồi mới tiếp tục cho ăn tiếp.

Tạo không gian yên tĩnh

Nhằm tạo tâm lý và cảm giác thoải mái cho bé, bạn nên chuẩn bị một không gian yên tĩnh để không bị mất tập trung trong lúc ăn cho cả mẹ và bé. Bạn nên tắt tivi và không dùng điện thoại khi cho bé ăn.

Xử lý khi bé trớ sữa

Mẹ có thể nghĩ bé bị trớ là do hiện tượng dị ứng sữa bột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên thực tế có thể không phải vậy. Nếu như trong lúc uống có nhiều không khí vào kèm thực quản và dạ dày sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị kích ứng và đẩy sữa trào ra ngoài. Trong những trường hợp như vậy bạn nên cho bé uống thêm chút nước để đẩy không khí ra ngoài trước khi cho uống sữa trở lại. Đồng thời bạn nên vuốt lưng nhẹ nhàng để bé hết trớ.

Nếu bé đã no bụng thì thôi

Như đã nói ở phía trên, khi đã no rồi thì nên dừng lại. Vẫn có trường hợp lo bé đói mà cố cho ăn gây ra việc ép ăn, từ đó khiến bé sợ ăn. Việc rối loạn về việc ăn uống sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của bé.

Làm cho bé hứng thú với bữa ăn và sữa

Bé hiếu động và rất thích khám phá. Bạn có thể dùng thêm cho bé những vật dụng dễ thương, kute, có màu sắc và đường nét trang trí mà bé yêu thích, đồng thời thái độ của bạn khi cho bé ăn cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ ăn của bé. Bạn luôn giữ thái độ vui vẻ sẽ giúp cho mỗi bữa ăn của bé là một niềm vui.

Có thể đa dạng sản phẩm

Ngành công nghiệp thực phẩm có các sản phẩm từ bơ sữa rất nhiều dạng và biến thể khác nhau. Nên không nhất thiết phải là sữa mà chế phẩm khác từ sữa bạn cũng có thể tham khảo để dùng cho bé như sữa chua, kem, váng sữa, phô mai....

Sau cùng, nếu các phương pháp không thể thực hiện được, hãy tạm dừng và để cho bé làm quen với thói quen sinh hoạt mới một cách chậm dãi hơn.

Những lưu ý khi cho bé dùng sữa bột

Pha sữa đúng cách

Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé. 

Vệ sinh kỹ vật dụng pha sữa

Sau khi xác định được định lượng sữa cần dùng. Chúng ta sẽ tiến hành vệ sinh lại các vật dụng như cần thiết để pha sữa như bình sữa, núm vú giả, nắp đậy, thìa, bình lắc...Trong một số trường hợp nếu bạn dùng máy pha sữa bột thì cần phải vệ sinh thêm cả đồ dùng này (Xem thêm các loại máy pha sữa bột tại đây).

Nhiệt độ pha sữa

Tiếp theo bạn cần chuẩn bị nước pha ở nhiệt độ thích hợp, không nên quá 70 độ C. Cách đo nhiệt độ nước pha sữa thì bạn có thể sử dụng kinh nghiệm nhiều lần để ước lượng nhiệt độ hoặc sử dụng nhiệt kế. Không nên sử dụng các loại nước nhiễm khuẩn mà nên sử dụng các loại nước qua máy lọc nước nhằm đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Dùng sữa xa thời gian đi ngủ

Bé có thể đi vào giấc ngủ ngay khi uống sữa có thể gây sâu răng hoặc việc buồn ngủ có thể khiến bé bị sặc.

Hâm sữa bằng nước nóng

Không nên dùng lò vi sóng, lò nướng để làm ấm sữa do cấu tạo đặc thù của các loại lò này. Việc hâm nóng ở nhiệt độ cao của lò có thể gây ra các phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe của bé. Tốt hơn bạn nên làm ấm sữa bằng nước ấm rồi nhúng bình sữa vào nước ấm.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn có được những thông tin cần thiết để giải quyết câu hỏi: "Làm thế nào để bé chịu uống sữa ngoài".

VỀ TÁC GIẢ - THẠC SỸ, BÁC SĨ DƯƠNG THÙY NGA

Với hơn 10 năm công tác tại các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu cả nước, bác sĩ Dương Thùy Nga luôn nhận được sự yêu mến và tin tưởng của các bậc phụ huynh có con nhỏ.

Bên cạnh chuyên môn vững và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Thùy Nga còn được các bố mẹ cảm mến vì sự tận tâm, thân thiện, nhẹ nhàng và hết lòng vì các bệnh nhi.

Xem thêm Chuyên môn và Thành tựu của Bác sĩ Dương Thùy Nga

0934661615
Gọi ngay Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Chat Zalo