Sữa bột

Bé không chịu uống sữa bột - Làm sao để khắc phục?

Song song cùng chế độ dinh dưỡng với sữa mẹ, bé cần được bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ sữa bột. Mẹ thường tập cho bé uống sữa bột từ 6 tháng tuổi. Sữa bột tuy rằng không thể so sánh cùng sữa mẹ. Tuy nhiên, đây vẫn là nguồn dưỡng chất thiết yếu hàng ngày cho trẻ. Ngoài ra, tùy vào thể trạng của con, mẹ có thể lựa chọn sữa bổ được bổ sung canxi, DHA hoặc chắc cần thiết khác cho sự phát triển vượt trội về thể trạngtrí tuệ của trẻ.

Bé không chịu uống sữa bột
Bé không chịu uống sữa bột

Có một sự thật rằng, không phải việc cho bé uống sữa lúc nào cũng dễ dàng. Các mẹ cần xử lý thế nào đây khi trẻ không chịu uống sữa bột? Là những thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết của chúng tôi.

Sữa bột là gì?

Sữa bột hay còn được biết đến là sữa công thức. Sữa công thức có nguồn gốc từ sữa tươi (sữa bò, sữa dê, sữa đậu nành,…) sau đó được tinh chế thành dạng bột để thuận tiện hơn cho quá trình bảo quản và sử dụng.

Thành phần của mỗi loại sữa bột công thức không giống nhau. Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi, 6-12 tháng tuổi và 1-10 tuổi hoàn toàn khác biệt về thành phần dinh dưỡng và không nên được sử dụng thay thế cho nhau. 

Vì ở mỗi giai đoạn phát triển, bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, đôi khi cần nhiều hơi chất này và ít hơn chất khác. Sữa công thức được tạo thành bám sát nhu cầu đó.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng bình thường, vẫn có các dòng sản phẩm đặc biệt dành riêng cho trẻ béo phì, thấp còi, nhẹ cân, trẻ bị dị ứng lactose hay trẻ có hệ tiêu hóa phát triển kém.

Tại sao bé không chịu uống sữa bột?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ từ chối sữa bột. Các nguyên nhân này là khác nhau, dựa vào giai đoạn cho trẻ bú. Sau đây là những nguyên nhân được chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ kèm theo cách khắc phục.

Đối với trẻ mới chuyển sang bú bình và chế độ dinh dưỡng sữa bột

Các vấn đề thường gặp

  • Trước đây bé chỉ được ti mẹ nên rất lạ lẫm với việc bú bình.
  • Bé không quan bú bằng ti giả do ti không mang lại cảm giác giống như khi ti mẹ.
  • Sữa công thức không giống với sữa mẹ, bé cảm thấy khác lạ khi bú.
  • Vị của sữa không phải là loại mà bé yêu thích..

Cách khắc phục

  • Thử tập bú cho trẻ khi trẻ đói, khi này bé sẽ dễ chấp nhận thức ăn hơn. Tuy nhiên, không nên để bé quá đói, bé sẽ trở nên khó chịu và kháu khỉnh.
  • Lựa chọn ti có chất liệu, cảm giác giống như ti của mẹ. Nếu bé sợ cảm giác lạnh lẽo từ ti giả, mẹ có thể làm ấm ti bằng nước ấm trước khi cho con bú.
  • Có thể cho bé tập quen với sữa công thức bằng cách cho sữa lên ti của mẹ và tập cho bé bú.
  • Nên tập thêm cho trẻ bú, hoặc uống nước bằng muỗng.
  • Vào giai đoạn đầu tiên, bố mẹ có thể thử đổi nhiều loại sữa để tìm ra hương vị yêu thích của trẻ. Lúc mới tập bú, nên mua hộp nhỏ. Điều này lúc hạn chế lãng phí khi đổi sữa.

Bé không còn yêu thích loại sữa bột đang bú

Các vấn đề thường gặp

  • Mẹ đổi sang loại sữa khác không có cùng hương vị làm trẻ không thể thích nghi ngay.
  • Bạn cảm thấy loại sữa bột đang bú không còn ngon miệng.
  • Bé có thể không khỏe, bị ốm.
  • Điều kiện sống của bé có những thay đổi lớn như: Bố mẹ chuyển nhà, ba mẹ chuyển phòng cho bé, thay đổi giờ giấc sinh hoạt trong gia đình hoặc thay đổi người chăm sóc.
  • Mẹ cho bú khi bé đã no. Khi này bé không cần bổ sung thêm một loại thực phẩm nào cả.

Cách khắc phục

Nếu mẹ đang đổi sữa, hãy cho uống xen kẽ sữa cũ và sữa mới. Việc thay đổi từ từ giúp bé dễ thích nghi hơn. Trong trường bé chưa thể thích nghi của không ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng cần thiết và sức khỏe của trẻ.

Đối với trẻ đã lớn. Khi trẻ không còn thích thú với sữa, mẹ có thể giảm khẩu phần sữa lại. Đồng thời bổ sung đa dạng thực phẩm để kích thích vị giác của trẻ. Nên chú trọng bổ sung những thực phẩm giàu canxi như: Tôm, cua, cá.

Chỉ nên cho trẻ uống vừa đủ lượng sữa theo khuyến nghị từ nhà sản xuất. Việc bú quá nhiều không chỉ gây chán ngán cho trẻ, mà còn khiến trẻ bị dư chất, có thể dẫn đến béo phì.

Bí quyết giúp trẻ vui vẻ hơn khi bú/uống sữa bột

Đừng để bé cảm nhận được sự khác biệt rạch ròi giữa bú mẹ và bú bình

Khi cho bú bình, mẹ cũng nên cần ôm bé vào lòng như khi ti mẹ. Điều này giúp mang lại cho trẻ cảm giác gần gũi, thân quen và an tâm.

Khi bé khóc, mẹ không nên cho bú ngay. Đầu tiên, nên dỗ bé nín, vì nếu cho bú ngay bé rất dễ bị sặc sữa. Khi mẹ thất trẻ ngọ nguậy, quơ tay, mở miệng hoặc chóp chép thì đích thị đó là lúc bé đang đói.

Cho trẻ bú nơi yên tĩnh

Điều này giúp trẻ tập trung hơn vào bữa ăn của mình.

Khi bé no, không nên cho bú tiếp

Điều này làm cho cả mẹ và bé khó chịu. Hơn thế nữa, một chế độ dinh dưỡng dư thừa sẽ khiến trẻ có vấn đề về cân nặng.

Vui vẻ khi cho bé bú

Niềm vui có khả năng lây lan, vì vậy các mẹ hãy vui vẻ khi cho con bú để con cùng vui nhé.

VỀ TÁC GIẢ - THẠC SỸ, BÁC SĨ DƯƠNG THÙY NGA

Với hơn 10 năm công tác tại các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu cả nước, bác sĩ Dương Thùy Nga luôn nhận được sự yêu mến và tin tưởng của các bậc phụ huynh có con nhỏ.

Bên cạnh chuyên môn vững và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Thùy Nga còn được các bố mẹ cảm mến vì sự tận tâm, thân thiện, nhẹ nhàng và hết lòng vì các bệnh nhi.

Xem thêm Chuyên môn và Thành tựu của Bác sĩ Dương Thùy Nga

0934661615
Gọi ngay Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Chat Zalo